27/07/2020
Cập nhật lúc: 02:05 CH ngày 12/06/2020
Tham dự hội thảo có ThS. Tạ Văn Hưng – Phó trưởng khoa Lý luận cơ bản, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa; TS. Mai Thị Hạnh Lê – Trưởng BM Lý luận chính trị, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện lãnh đạo các phòng chức năng; các tác giả có bài tham luận; các cán bộ giảng viên cùng đông đảo sinh viên của khoa Lý luân chính trị - Luật.
Hội thảo đã nhận được 20 báo cáo tham luận từ các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, các cán bộ giảng viên trong và ngoài trường. Nhìn chung, các tham luận chủ yếu tập trung vào các nội dung cơ bản sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thực trạng về “diễn biến hòa bình” và đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở nước ta hiện nay.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận làm rõ nhiều vấn đề về đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị góp phần ngăn chặn âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với sinh viên hiện nay; nâng cao nhận thức cho sinh viên về những quan điểm xuyên tạc, phủ nhận đường lối đối ngoại của đảng trong giai đoạn hiện nay; nhận diện và làm thất bại chiến lược “diễn biến hào bình về đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập của các thế lực thù địch…
Phát biểu tại hội thảo PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho rằng: Để góp phần ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa hiện nay, cần phải tăng cường rèn luyện khả năng tư duy phản biện trong cán bộ giảng viên, học viên và sinh viên, trước những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch; đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị, tăng cường các giờ học thực hành, thảo luận, liên hệ thực tế nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên trong việc nhận diện những thủ đoạn thâm độc, những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học viên, sinh viên thông qua tổ chức các diễn đàn, hội thảo, buổi nói chuyện chuyên đề… giúp cho sinh viên có những nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực tham gia cuộc đấu tranh phòng, chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.
Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục, các cán bộ quản lý, các cán bộ giảng viên và sinh viên trao đổi, chia sẻ và thống nhất những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Đồng thời, tìm ra được các giải pháp hiểu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” các thế lực thù địch, bảo vệ thành quả của cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay./.