BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NĂM HỌC 2020– 2021, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021 - 2022

14/11/2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ- LUẬT                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

            

Thanh Hóa, ngày 26  tháng 5 năm 2021

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NĂM HỌC 2020– 2021,  PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021 - 2022

  I. Đánh giá kết quả đã đạt được trong năm học 2020 - 2021

          Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ đã được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, năm học 2020 - 2021, khoa Lý luận chính trị - Lut tiÕp tôc ®Èy m¹nh ho¹t ®éng khoa học và công nghệ, toàn khoa đã nỗ lực, đa dạng hóa hoạt động khoa học và công nghệ đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ khoa học đã được giao. Kết quả đạt được như sau:

           1. Về định mức giờ KHCN năm học 2020 - 2021

- Khoa có 3 bộ môn, tổng số CBGV: 32 CBGV trong đó 31 GV, 1 cán bộ hành chính.

STT

Bộ môn

Ðịnh mức KH

Miễn giảm, kiêm nhiệm

Còn thực hiện

Ghi chú

1

Nguyên lý

2010

193

1817

 

2

LSĐ&TTHCM

1990

 

369

1621

 

3

Luật

2165

329

1836

 

 

Tổng

6165

891

5274

 

- Các loại hình hoạt động khoa học & công nghệ đã thực hiện trong năm học 2020 - 2021:

          + Viết bài cho các tạp chí khoa học

          + Tổ chức, tham gia hội thảo khoa học

          + Viết giáo trình phục vụ đào tạo chuyên ngành Luật

          + Thực hiện đề tài NCKH các cấp

+ Phản biện các đề tài NCKH các cấp, phản biện các bài báo khoa học, tham gia hội đồng khoa học các cấp.

2. Kết quả thực hiện

          - Viết bài cho các tạp chí: GV trong Khoa đã đăng được 19 bài, cụ thể:

          + BM Nguyên lý: Giảng viên trong bộ môn đã đăng được 04 bài trên các tạp chí trong nước cấp quốc gia.

+ LSĐ&TTHCM: Giảng viên trong bộ môn đã đăng được 07 bài trên các tạp chí trong nước cấp quốc gia, trong đó có 01 bài cấp quốc tế.

          + BM Luật: Viết 8 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành

  STT/

BM

Tác giả

Tên bài báo

Tạp chí

Tổng

NL

 

 

 

  4

1

Lê Thị Hoài

  Tăng cường giáo dục một số gía trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nâm hiện nay

Tạp chí  Dạy và Học ngày nay

4/2021

 

2

Nguyễn Thị Chinh

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở  Việt Nam hiện nay.

Tạp chí Dạy và học ngày nay.Kỳ 2 12/2020

 

3

Dư Thị Hương

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH ở TP. Sàm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Tạp chí khoa học Trường Đại học Hồng Đức, số 53, tháng 2/2021

 

4

Mai Thị Quý

Nguyễn Thị Hường

Một số biện pháp giáo dục giá trị cho nữ sinh viên các trường ĐH, CĐ ở Thanh Hóa hiện nay

 

Tạp chí khoa học Trường Đại học Hồng Đức, số 48/2020

 

LSĐ&

TTHCM

 

 

 

7 bài

1

 

Mai Thị Lan

 “Quan điểm giải phóng con người của C. Mác, Ăngghen và vấn đề giải phóng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.

 

Tạp chí khoa học Trường Đại học Hồng Đức, số 53, tháng 2/2021

 

2

Lê Thị Hoà,

 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham ô, lãng phí và ý nghĩa của nó trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiên nay”

Tạp chí khoa học Trường Đại học Hồng Đức, số 53, tháng 2/2021

 

3

Trịnh Tố Anh,

Sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp tiến lên giải phóng con người

Tạp chí khoa học trường đại học Hồng Đức/2021

 

4

Lê Thị Anh,

Học tâp và làm theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh- nhìn từ góc độ người giảng viên đại học.

 

Tạp chí khoa học trường đại học Hồng Đức số 53 tháng 2/2021

 

5

Vũ Thị Lan,

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá đối với phát triển đất nước

Vol 9, Issue 1, January, 2021- March 2021

 ISSN 2348-3164

 

6

Nguyễn Thị Lan Anh

Chiến lược phát triển văn hoá đất nước của Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam.

 

Tạp chí khoa học trường đại học Hồng Đức, số 48/2021

 

7

Đặng Thuỳ Vân,

“Tự diễn biến” – Nhìn từ một số cuộc cách mạng màu trên thế giới

Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông/2020

 

Luật

 

 

 

8 bài

1

Nguyễn Thị Huyền

 

Các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện QLNN ở Việt Nam hiện nay.

Tạp chí Tòa án nhân dân

 

2

Trịnh Diệp Ly

Những điểm mới về hợp đồng lao động trong bộ luật lao động năm 2019.

Tạp chí Quản lý nhà nước/2021

 

3

Phan Thị Thanh Huyền

Một số khía cạnh pháp lý về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp hợp đồng thương mại.

Tạp chí GD&XH, Số đặc biệt, tháng 4/2021.

 

4

Nguyễn Thị Nguyệt

Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng thời kỳ mới

Tạp chí QLNN, Số tháng 6/2021.

 

5

Lê Minh Thúy

Vai trò của Thẩm phán trong xây dựng và áp dụng án lệ. Đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước.

Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 295, tháng 8/2020

 

6

Lê Minh Thúy

 Án lệ, áp dụng án lệ trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 3+4 tháng 2/2021

 

7

Lê Văn Minh

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã

TC. Quản lý Nhà nước,ISSN 2354-0761, 0-0.5đ, Số 293, T6-2020

 

8

Lê Văn Minh

Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương một số nước trên thế giới, số 12/2020

TC. Kiểm sát, Số 12-2020

 

 

- Tổ chức và tham gia hội thảo khoa học:

+ Trong năm học 2020 – 2021, Khoa đã tổ chức được 01 hội thảo cấp trường về chủ đề: "Giải pháp giải quyết vấn đề dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay"  vào tháng 4/2020 với 18 bài tham luận. Cụ thể:

STT

TÊN THAM LUẬN

TÁC GIẢ

Chi chú

1

Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giải quyết vấn đề dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế

 

ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

 

2

Quan điểm của Đảng về vấn đề đảm bảo lợi ích quốc gia – dân tộc trong quan hệ quốc tế thời kỳ hội nhập hiện nay

 

ThS. Lê Thị Anh

 

3

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

 

ThS. Trịnh Tố Anh

 

4

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

ThS. Nguyễn Thùy Dung

 

5

Vấn đề lợi ích dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay

 

ThS. Lê Thị Hòa

 

6

Quan điểm về quyền bình đẳng dân tộc của V.I. Lênin và sự vận dụng quan điểm này của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

 

ThS. Lê Thị Hoài

 

7

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

 

ThS. Nguyễn Thị Hồng

 

8

Một số giải pháp nâng cao độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

 

ThS. Dư Thị Hương

 

9

Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta và việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay

 ThS. Nguyễn Thị Hường

 

10

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, chủ quyền quốc gia và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay

ThS. Vũ Thị Lan

 

11

Quan điểm của Đảng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay         

 

ThS. Mai Thị Lan

 

12

Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay                                                                                           

ThS. Trịnh Diệp Ly

 

13

Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

                                                                     

 

ThS. Nguyễn Thị Hải L‎ý

 

14

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giữa các dân tộc và sự vận dụng của Đảng trong thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta

 

ThS. Nguyễn Thị Tâm

 

15

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền bình đẳng dân tộc và ý nghĩa của nó trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay

 

 

TS. Đới Thị Thêu

 

16

Đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh – Bài học quý giá trong hội nhập quốc tế hiện nay

 

TS. Nguyễn Văn Thụ

 

17

Vấn đề chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế

 

ThS. Lê Minh Thúy

 

18

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

 

ThS. Trần Minh Trang

 

  + Viết bài cho các hội thảo trong và ngoài trường: 08 bài

          BM Nguyên lý: 02 bài KH ngoài trường

          BM LSĐ&TTHCM: 01 bài KH do đoàn trưởng tổ chức; 01 bài KH ngoài trường.

          BM Luật: 04 bài KH do đoàn trưởng tổ chức.

Cụ Thể:

          STT

TÊN BÀI

TÁC GIẢ

Chi chú

1

Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay (dành cho hệ cao đẳng, đại học)

 

 

ThS. Nguyễn Thị Hồng

Đoàn trường ĐHHĐ

2

Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật tố tụng hình sự cho sinh viên hiện nay.

Nguyễn Thị Nguyệt

Đoàn trường ĐHHĐ

3

Sinh viên với vấn đề đầu tư chứng khoán

Nguyễn Thị Dung

Đoàn trường ĐHHĐ

4

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân gia đình

Trần Minh Trang

Đoàn trường ĐHHĐ

5

Giải quyết việc làm cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trịnh Diệp Ly

Đoàn trường ĐHHĐ

6

Phong cách nêu gương của HCM và một số yêu cầu về nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, giảng viên trường ĐHHĐ.

 

TS. Nguyễn Văn Thụ

Trường Chính trị tỉnh

7

Thực trạng và giải pháp xây dựng tác phong làm việc dân chủ cho cán bộ, giảng viên của trường ĐHHĐ hiện nay theo phong cách HCM.

 

TS. Lê Thị Thắm

Trường Chính trị tỉnh

8

Thực trạng và giải pháp xây dựng tác phong làm việc khoa học cho giảng viên trường ĐHHĐ, Thanh Hóa hiện nay theo phong cách HCM.

TS. Mai Thị Quý

Trường Chính trị tỉnh

 

- Đề tài NCKH các cấp:

+ Cấp Bộ: 03 đề tài: 01 đề tài do TS Mai Thị Quý làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu đạt loại xuất sắc; đăng ký, thực hiện mới 02 đề tài cấp bộ do TS. Lê Văn Minh và TS. Lê Thị Thắm làm chủ nhiệm.

+ Cấp cơ sở: 03 đề tài, trong đó đang thực hiện 03 đề tài.

Cụ thể:

STT

NỘI DUNG

CẤP QL

CN ĐỀ TÀI

THỜI GIAN HOÀN THÀNH

KẾT QUẢ

1

Biện pháp giáo dục giá trị cho nữ sinh viên đại học, cao đẳng ở Thanh Hóa

Bộ

Mai Thị Quý

2018 - 2020

Đã nghiệm thu

2

Hoàn thiện quy định của pháp luật về hội đồng nhân dân cấp xã

Bộ

Lê Văn Minh

2019 - 2021

Đã thông qua cấp trường, chờ phê duyệt.

3

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Bộ

Lê Thị Thắm

2020 - 2022

Đã thông qua cấp trường, chờ phê duyệt.

4

Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay.

Cơ sở

Đặng Thùy Vân

11/2019 - 11/2020

Đang thực hiện

5

Thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trường Đại học Hồng Đức - Thực trạng và giải pháp

Cơ sở

Lê Thị Thắm

11/2020 - 11/2021

Đang thực hiện

6

Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

Cơ sở

Lê Thị Hòa

11/2020 - 11/2021

Đang thực hiện

 

- Tham gia hội đồng khoa học cấp khoa, trường: 8 giảng viên

* Thống kê số giờ KH& CN của khoa:

STT

Bộ môn

Nghĩa vụ

Còn thực hiện

Thực hiện trong NH

Lũy kế

Tổng giờ

Thừa/thiếu

1

Nguyên lý

2010

1817

1877

6457

8334

6517

2

LSĐ&TTHCM

1990

1621

1974

3669

5549

3928

3

Luật

2165

1836

2116

2160

4316

2480

 

Tổng

6165

5274

5967

12286

18199

12925

 

II. Những ưu điểm và hạn chế trong công tác khoa học và công nghệ của khoa trong năm học 2020 – 2021:

1.  Ưu điểm:

- Phần lớn giảng viên trong khoa đã tích cực trong hoạt động KH &CN. Một số giảng viên mặc dù có số giờ lũy kế các năm trước còn nhiều song vẫn tích cực tham gia thực hiện đề tài NCKH các cấp, viết bài cho các tạp chí KH, cho hội thảo KH trong trường và ngoài trường. Trong năm học đã có 02 đề tài NCKH cấp cơ sở được phê duyệt và ký kết hợp đồng thực hiện; 02 đề tài khoa học cấp bộ đã được thông qua hội đồng khoa học cấp trường.

- Nhiều giảng viên trẻ trong khoa đã cố gắng, tham gia tích cực và đa dạng hóa các hoạt động KH &CN thông qua viết báo, tham gia hội thảo do Đoàn Trường tổ chức, tham gia hội đồng thẩm định, phản biện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.

- Kết quả, 100% giảng viên trong khoa đều đạt và vượt định mức giờ khoa học, trong đó có những giảng viên có số giờ thừa lũy kế rất lớn.

- Có 02 đề tài nghiên cứu KH&CN của sinh viên được đăng ký và thực hiện. Kết quả, đạt 01 giải ba và 01 giải khuyến khích cấp trường.

2. Hạn chế

- Hình thức nghiên cứu khoa học chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào việc viết các bài báo đăng trên tạp chí của trường ĐHHĐ và một số các tạp chí chuyên ngành, chưa có đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.

- Số lượng các cuộc HTKH trong năm ít, chất lượng một số bài tham luận chưa cao.

- Tiến độ thực hiện các đề tài NCKH còn chậm: một số đề tài NCKH chậm tiến độ.

- Tổng số giờ KH của khoa đã thực hiện vượt định mức nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hơn 200%.

3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

          - Một số giảng viên chưa chủ động và chưa thật sự đầu tư trí tuệ và tâm huyết vào các hoạt động khoa học; chưa đa dạng hóa loại hình nghiên cứu khoa học.

- Một số giảng viên còn có tư tưởng đối phó, thực hiện NCKH là làm cho xong nghĩa vụ, cho đủ định mức KH & CN.

          - Giảng viên trẻ, năng lực kinh nghiệm NCKH còn chưa nhiều.

- Một số GV do phải thực hiện nhiều công việc chuyên môn giảng dạy nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động NCKH.

- Các BM chưa tích cực đăng ký, đề xuất các cuộc HTKH cấp khoa, cấp trường.

III. Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động KH&CN năm học 2021 - 2022.

1. Phương hướng chung:

- Phát huy năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của các giảng viên có trình độ cao, có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học tốt.

- Các giảng viên trẻ chủ động, tích cực, đa dạng hóa các loại hình NCKH.

- Tiếp tục đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hoạt động khoa học công nghệ của khoa, tăng cường tính chủ động, tích cực trong NCKH của mỗi giảng viên, phấn đấu hoàn thành vượt mức định mức KH&CN của khoa trong năm học 2021-2022, 100% GV trong khoa hoàn thành và hoàn thành vượt mức định mức NCKH.

2. Nhiệm vụ năm học 2021 - 2022.

Đẩy mạnh, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hoạt động khoa học và công nghệ, cụ thể:

2.1. Ðề tài NCKH các cấp:

-  BM Nguyên lý: Ký và thực hiện 01 đề tài cấp Bộ do TS. Lê Thị Thắm làm chủ nhiệm; nghiệm thu 1 đề tài NCKH cấp cơ sở;

- BM Luật: Ký và thực hiện 01 đề tài cấp Bộ (TS. Lê Văn Minh làm chủ nhiệm); đăng ký mới 02 đề tài NCKH sinh viên.

- BM ĐLCM&TTHCM: Tiếp tục thực hiện và hoàn thành 02 đề tài cơ sở do ThS. Đặng Thùy Vân và Lê Thị Hòa làm chủ nhiệm.

2.2. Ðăng bài trên các tạp chí KH:

- BM Nguyên lý: 10 bài

- BM ĐLCM&TTHCM: 5 bài

- BM Luật: 11 bài

Cả khoa: 26 bài

2.3. Hội thảo khoa học các cấp

- Trong năm học 2021 – 2022, Khoa đề xuất với nhà trường 01 hội thảo khoa học cấp trường.

3. Giải pháp thực hiện

- Các giảng viên có năng lực, trình độ cao đăng ký thực hiện các đề tài cấp cao (tỉnh, bộ).

- Các giảng viên trẻ tích cực đăng ký các đề tài NCKH cơ sở, đa dạng hóa các hoạt động khoa học và công nghê.

- Tất cả GV trong khoa ngay từ đầu năm học lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động khoa học và công nghệ trong năm học. Trong quá trình thực hiện nếu có bổ sung, sửa chữa phải làm kế hoạch bổ sung trình trưởng bộ môn và lãnh đạo khoa phê duyệt. Kế hoạch bổ sung muộn nhất phải làm trước khi bước vào kỳ II của năm học.

- Trưởng bộ môn phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ của GV, thường xuyên kiểm tra và đôn đốc GV trong bộ môn thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Trưởng bộ môn báo cáo thường xuyên hoạt động KH &CN trong BM cho lãnh đạo khoa phụ trách hoạt động KH & CN.

        P. Trưởng Khoa                                                    Trợ lý khoa học

 

 

Mai Thị Quý                                                            Đới Thị Thêu

                            

                                                                         

 

 

                                                                         

 

 

 

 

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN